Bài 2
Mục đích và mối liên hệ giữa các sách giáo lý
1. Mục
đích:
- Sách Giáo lý được
ban hành cốt để thực thi sứ mạng của Hội Thánh.
- Thánh Giáo Hoàng
Gioan Phaolô II đã khẳng định: “KHO TÀNG ĐỨC TIN đã được Chúa trao ban cho Hội
Thánh Ngài gìn giữ, và Hội Thánh vẫn không ngừng chu toàn nhiệm vụ đó” (GLHTCG,
trg.11).
- Bằng việc ban hành
sách Giáo lý, một cách chính yếu, Hội Thánh có ý:
· Trình bày cách hệ
thống, mạch lạc, chính xác và đầy đủ những nội dung căn bản và thiết yếu của
đức tin Công Giáo;
· Làm điểm qui
chiếu vững chắc cho việc giảng dạy và biên soạn các sách Giáo lý địa phương;
· Thúc đẩy mọi
người tìm kiếm và tin nhận Chúa Kitô, trong sự hiệp thông với Hội Thánh của
Người.
2. Hội
Thánh thi hành nhiệm vụ trên theo nhu cầu, hoặc hoàn cảnh đặc thù, của con
người qua các thời đại.
Chẳng hạn:
-
Để gìn giữ KHO TÀNG ĐỨC TIN được tinh tuyền, Hội Thánh đã ban hành Sách Giáo Lý
Roma (1566) nhằm giúp các tín hữu nắm vững và trung thành với đức tin chân thật
(được nhận lãnh từ Chúa Kitô, được truyền lại bởi các Tông Đồ, và đang được gìn
giữ trong Truyền Thống sống động của Hội Thánh), hầu giúp các tín hữu có thể
tránh rơi vào phong trào Tin Lành, được Luther khởi xướng thời bấy giờ;
-
Khác hẳn bối cảnh của sách Giáo Lý Roma, sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo
(1992) được ban hành trong một bầu khí thanh thản hơn, nhằm góp phần vào công
cuộc canh tân toàn bộ đời sống của Hội Thánh trong thời đại mới, dưới ánh sáng
của Công đồng Vaticanô II;
-
Các sách Giáo lý khác:
·
Bản Toát Yếu Sách GLHTCG (2005): Là bản tóm của Sách GLHTCG, 1992, theo phong
cách Hỏi-Thưa, nhằm giúp độc giả dễ nắm bắt, dễ nhớ, dễ trao đổi và học hỏi
những gì là cốt lõi nhất của đức tin Kitô giáo.
·
YouCat (2011): Là sách Giáo lý được soạn cách đặc biệt cho giới trẻ, với sự
đóng góp của một số người trẻ, theo sát nội dung của sách GLHTCG, 1992 và hình
thức Hỏi-Thưa của Bản Toát Yếu Sách GLHTCG, nhưng bằng một hình thức sống động
và trẻ trung, thích hợp với tuổi trẻ hơn.
·
DoCat (2016): Là sách Giáo lý mới nhất hiện nay (cũng bằng cách Hỏi-Thưa) trình
bày cho giới trẻ nội dung học thuyết xã hội của Hội Thánh Công Giáo, nhằm cung
cấp cho họ một sự hướng dẫn cần thiết để đào luyện lương tâm theo đòi hỏi của
Tin Mừng và hành động như những người Công giáo, trước những vấn đề chính trị
và xã hội phức tạp hiện nay.
3. Mối
Liên Hệ:
Tuy có nhiều sách giáo lý nhưng
chỉ trình bày một đức tin duy nhất.
- “Đức tin luôn luôn là một”
(GLGTCG, trg. 14). Trọng tâm của đức tin Kitô giáo chính là Đức Giêsu Kitô, mà
“Đức Giê-su Kitô [thì] vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến
muôn đời” (Dt. 3:8).
- Dù không bao giờ thay đổi,
đức tin đồng thời lại là nguồn mạch của những ánh sáng mới. Dưới sự hướng dẫn
của Chúa Thánh Thần, Hội Thánh không ngừng lấy ánh sáng của đức tin soi sáng
những vấn đề chưa được đặt ra trong quá khứ, chẳng hạn như các vần đề xã hội,
chiến tranh, khoa học, toàn cầu hóa, v.v.
- Không có sự mâu thuẫn giữa
các sách Giáo lý nói trên. Chúng được tiếp nối và bổ túc cho nhau. Được ban
hành bởi Hội Thánh, nhưng Giáo lý Hội Thánh giảng dạy không đến từ con người,
mà đến từ Tin Mừng, từ Đức Giêsu Kitô.
Tùy theo nhu cầu và điều kiện
riêng của mình mà các bạn có thể sử dụng sách Giáo lý nào cho phù hợp; dĩ
nhiên, sách GLHTCG 1992 phải là “bản văn qui chiếu” của mọi sách Giáo lý
khác hiện nay.
Lm. An-rê Lương Vĩnh Phú
Ghi chú: Bài viết này được dựa trên Tông Hiến Kho Tàng Đức Tin, trong
Sách GLHTCG, 1992.